Môi Trường Và Đô Thị
Advertisement
  • Môi Trường
  • Đô Thị
  • Pháp Luật
  • Văn Hóa
    • Tin Tức
    • Điện Ảnh
    • Âm Nhạc
    • Thời Trang
    • TV SHOW
    • Hậu Trường
    • Giải Trí
  • Media
  • Sức Khỏe
  • Du Lịch
  • Doanh Nghiệp
  • Bất Động Sản
  • Đời Sống – Xã Hội
  • Thể Thao – Công Nghệ
No Result
View All Result
  • Môi Trường
  • Đô Thị
  • Pháp Luật
  • Văn Hóa
    • Tin Tức
    • Điện Ảnh
    • Âm Nhạc
    • Thời Trang
    • TV SHOW
    • Hậu Trường
    • Giải Trí
  • Media
  • Sức Khỏe
  • Du Lịch
  • Doanh Nghiệp
  • Bất Động Sản
  • Đời Sống – Xã Hội
  • Thể Thao – Công Nghệ
No Result
View All Result
Môi Trường Và Đô Thị
No Result
View All Result
Home Văn Hóa

Nhà thơ – họa sĩ Hồng Lĩnh mang tranh thơ triển lãm quốc tế, được dịch sang nhiều thứ tiếng

by
in Văn Hóa, Giải Trí
0
0
SHARES
3
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hơn 25 năm miệt mài sáng tạo tranh thơ, nhà thơ – họa sĩ Hồng Lĩnh không chỉ giới thiệu tác phẩm đến công chúng trong nước mà còn mang tranh thơ ra quốc tế và được dịch sang nhiều thứ tiếng.

Nhà thơ – họa sĩ Hồng Lĩnh sinh năm 1953, tên thật là Phạm Thị Quý được biết đến là nghệ sĩ gạo cội với hơn 50 năm kinh nghiệm sáng tạo, đặc biệt là các tác phẩm kết hợp tranh và thơ để truyền tải tâm tư của bản thân cũng như chạm đến cảm xúc của người xem.

Góp mặt trong chương trình Kính Đa Chiều mới đây, nhà thơ – họa sĩ Hồng Lĩnh có những chia sẻ về ý tưởng kết hợp tranh thơ độc đáo này. Theo họa sĩ Hồng Lĩnh, bà vốn là người yêu thích văn học nghệ thuật và có những bài thơ được đăng báo khi mới 14 – 15 tuổi. Cũng từ tình yêu nghệ thuật mà bà thường xuyên đi xem các buổi triển lãm tranh và dần say mê hội họa.

Họa sĩ Hồng Lĩnh kể, ban đầu bà vẽ theo hướng dẫn của thầy giáo nhưng rồi bà bỗng tự hỏi bản thân rằng: “Tại sao không đưa thơ vào tranh để mọi người cùng thưởng thức những suy nghĩ cảm xúc của mình qua tranh lẫn thơ ca?”. Khi ấy, nhà thơ Hồng Lĩnh mới bắt đầu sáng tạo tranh thơ và vẽ tranh triển lãm trong các câu lạc bộ mà bà tham gia.

Có lần, tranh thơ của họa sĩ Hồng Lĩnh được những người bạn ở nước ngoài hưởng ứng. Vì từ trước đến nay, hầu hết tranh thơ được vẽ theo kiểu thư pháp, trong khi đó, tranh thơ của họa sĩ Hồng Lĩnh lại rất mộc mạc, chân phương. Bà vẽ cảm xúc bằng những đường nét màu sắc giàu chất thơ nên nhận được sự ủng hộ từ bạn bè.

Cũng theo nhà thơ – họa sĩ Hồng Lĩnh, trên thế giới có rất nhiều họa sĩ kết hợp tranh và thơ, nhiều người còn viết những dòng cảm xúc lên tranh. Riêng ở Việt Nam, tranh thơ chủ yếu được viết theo kiểu thư pháp trên giấy dó, giấy xuyến chỉ, chủ yếu xoay quanh đề tài cha mẹ, đạo hiếu,..

Năm 2000, nhà thơ, họa sĩ Hồng Lĩnh lần đầu trưng bày các tác phẩm của mình ở Nhà triển lãm TP.HCM với chủ đề Những gì còn lại và nhận được nhiều sự yêu thích của mọi người. Từ đó, nhà thơ Hồng Lĩnh tiếp tục theo đuổi và phát triển tranh thơ đến thời điểm hiện tại đã hơn 25 năm.

Đáng chú ý, nhà thơ, họa sĩ Hồng Lĩnh không chỉ tổ chức triển lãm trong nước mà còn mang tranh thơ ra thế giới và được các nhà sưu tập tranh nước ngoài mang tác phẩm của bà về nước.

Nữ họa sĩ tâm sự: “Đến bây giờ hơn mấy chục năm làm thơ tranh, tôi thấy con đường mình chọn có nét độc đáo riêng khi viết được cảm xúc bằng những đường nét màu sắc lẫn thơ ca. Bây giờ, tôi không cần phải in thơ bằng giấy mực mà có thể viết trực tiếp lên tranh để truyền đạt cảm xúc”.

Niềm vui lớn nhất với nhà thơ Hồng Lĩnh là khi người xem đứng thật lâu trước tranh để chiêm ngưỡng và đọc những vần thơ của bà. Đặc biệt, tranh thơ Ngộ nhận của nữ nhà thơ còn được phổ nhạc trong bộ phim điện ảnh Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi. Ngoài ra, nhiều tác phẩm khác của bà cũng được dịch sang các thứ tiếng nước ngoài như Ý, Anh, Pháp,…

Thậm chí, nhà thơ Hồng Lĩnh còn có những bức tranh thơ dài đến 12 mét. Các tác phẩm tranh thơ của bà hầu hết được vẽ bằng màu acrylic. Họa sĩ Hồng Lĩnh chia sẻ: “Ban đầu, tôi vẽ bằng sơn dầu nhưng chất liệu này chậm khô và viết chữ rất khó nên sau này tôi chuyển sang acrylic thì tiết kiệm thời gian nhiều hơn”.

Clip Họa sĩ Hồng Lĩnh: Tác giả bài thơ được phổ nhạc trong phim Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi:

https://youtu.be/5STj3_sxfjM

Có thể thấy, hành trình hơn 25 năm làm tranh thơ của họa sĩ Hồng Lĩnh là hành trình của sự đam mê, bền bỉ và sáng tạo. Những tác phẩm của bà không chỉ là nơi vần thơ được đọc mà còn được nhìn, được cảm bằng thị giác.

Kính Đa Chiều chủ đề tiếp theo Văn hóa nói dóc Nam Bộ với sự tham gia của host Lê Hoàng và diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang sẽ được phát sóng vào lúc 20h ngày 16/7/2025 trên kênh VTV9. Chương trình do VTV9 phối hợp cùng Jet Studio thực hiện.

Gia Vũ 

Tags: họa sĩ Hồng Lĩnhnhà thơTrời sáng rồi ta ngủ đi thôi
Previous Post

Người mẫu Nam Anh, Kiều Hằng bất ngờ tham gia Tình Bolero Nghệ Sĩ 2025

Next Post

Hoa hậu nhí quốc tế Lê Ngọc Minh Giang là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Tuần Lễ Thời Trang Quốc tế Grand Fashion 2025

Next Post
Hoa hậu nhí quốc tế Lê Ngọc Minh Giang là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Tuần Lễ Thời Trang Quốc tế Grand Fashion 2025

Hoa hậu nhí quốc tế Lê Ngọc Minh Giang là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Tuần Lễ Thời Trang Quốc tế Grand Fashion 2025

Thông Tin Liên Hệ

CHUYÊN TRANG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG & ĐÔ THỊ SỐ

Số giấy phép : 54/GP-STTTT cấp ngày 04/08/2021

Liên hệ chúng tôi 

Phone: 02873069179

Address: Số 45/6b Đường 3/2., Phường 11, Quận 10,     TP. Hồ Chí Minh

Email: tinmoitruongdothivn@gmail.com

Chịu trách nhiệm: Trưởng ban truyền thông – Bùi Ngọc Thu

 

Danh mục

  • Âm Nhạc
  • Bất Động Sản
  • Doanh Nghiệp
  • Du Lịch
  • Điện Ảnh
  • Đô Thị
  • Đời Sống – Xã Hội
  • Giải Trí
  • Hậu Trường
  • Môi Trường
  • Pháp Luật
  • Sức Khỏe
  • Thể Thao – Công Nghệ
  • Thời Trang
  • Tin Tức
  • TV SHOW
  • Văn Hóa

Liên Hệ

    Copyright © 2021 Môi Trường Và Đô Thị

    No Result
    View All Result
    • Môi Trường
    • Đô Thị
    • Pháp Luật
    • Văn Hóa
      • Tin Tức
      • Điện Ảnh
      • Âm Nhạc
      • Thời Trang
      • TV SHOW
      • Hậu Trường
      • Giải Trí
    • Media
    • Sức Khỏe
    • Du Lịch
    • Doanh Nghiệp
    • Bất Động Sản
    • Đời Sống – Xã Hội
    • Thể Thao – Công Nghệ

    Copyright © 2021 Môi Trường Và Đô Thị